Theo lời giới thiệu từ tvN, đây là hình ảnh chưa từng có của Park Min Young. Cô đã phải giảm còn 37kg để phục vụ vai diễn. Ở tạo hình này, Park Min Young trông vô cùng hốc hác. Được biết, trong suốt thời gian chuẩn bị cho vai diễn mới, nữ diễn viên đã phải ép cân nghiêm khắc. Nhiều khán giả bày tỏ sự khâm phục với sự hy sinh cho vai diễn này của Park Min Young.
Trong phim Cô đi mà lấy chồng tôi, Park Min Young vào vai Kang Ji Won - vợ của Park Min Hwan (do Lee Yi Kyung thủ vai). Cuộc sống hôn nhân của cô không suôn sẻ do người chồng ích kỷ và người mẹ khắt khe của anh.
Kang Ji Won là trụ cột của gia đình, trong khi chồng cô là Park Min Hwan thất nghiệp và nợ nần. Một ngày nọ, Kang Ji Won biết mình mắc bệnh ung thư và không còn nhiều thời gian để sống. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi cô chứng kiến chồng mình và người bạn thân Jung Soo Min (Song Ha Yoon thủ vai) ngoại tình.
Cô phải vật lộn với hai người và bị chồng mình là Park Min Hwan giết chết. Khoảnh khắc tiếp theo, Kang Ji Won mở mắt ra và thấy mình ở quá khứ, 10 năm trước khi cô hẹn hò với Park Min Hwan. Cô quyết định thay đổi cuộc đời mình.
Park Min Young sinh năm 1986, mệnh danh là "nữ hoàng dao kéo" tại Hàn Quốc. Cô nổi tiếng với các bộ phim như: Gia đình là số 1, Tôi là Sam, Thợ săn thành phố, Thư ký Kim sao thế...
'Weather People' hé lộ hậu trường mối tình bí mật đầy lãng mạn của cặp đôi chính ở văn phòng.
" alt=""/>Park Min Young Thư ký Kim sao thế chỉ còn 37kg, hốc hác khó nhận raCha tôi rất tự hào vì mình là cán bộ, là "người của nhà nước". Có lẽ, bên cạnh các chế độ, chính sách tuy không cao, nhưng luôn được bảo đảm, thì chế độ biên chế suốt đời là nền tảng cho một niềm tự hào như vậy.
Nếu cha tôi còn sống, chắc ông sẽ rất tâm tư, khi chế độ biên chế suốt đời đó sắp không còn. Ít nhất là nó sẽ không còn với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công như ông.
Thời thế thay đổi, ngày nay nguồn nhân lực công đã được phân định thành cán bộ, công chức và viên chức. Sự phân định này mặc dù chưa đạt được mức độ mạnh lạc cần thiết, nhưng đã tinh tế hơn nhiều. Về cơ bản, theo định nghĩa của luật: cán bộ là những người được bầu và bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hưởng lương từ ngân sách; công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm theo ngạch bậc, hưởng lương từ ngân sách và có biên chế suốt đời; viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công.
Còn một sự phân định mạch lạc hơn là theo chuẩn mực của thế giới. Theo đó, nguồn nhân lực công được chia thành ba nhóm: nhóm một là các chính khách; nhóm hai là các công chức; nhóm ba là các viên chức.
Chính khách là những quan chức được bầu và có quyền ban hành chính sách công và pháp luật - hay còn gọi là ban hành các quyết định công, gồm: tổng thống và phó tổng thống, thủ tướng và phó thủ tướng, bộ trưởng, các nghị sĩ.
Những người này không nằm trong biên chế nhà nước, vì lần bầu cử sau họ có thể trúng cử mà cũng có thể không. Pháp luật cũng không quy định tuổi hưu cho những người này. Người dân còn tín nhiệm và họ còn sức khỏe thì còn tiếp tục làm việc. Thủ tướng Malaysia vẫn trúng cử và làm việc khi đã ngoài 90 tuổi.
Công chức là những người được bổ nhiệm và tuyển dụng vào biên chế để thi hành chính sách công và pháp luật - thực thi các quyết định công. Họ gồm: tổng thư ký hay quốc vụ khanh, tổng cục trưởng và tổng cục phó, cục trưởng và cục phó, vụ trưởng và vụ phó, các công chức khác như điều tra viên, kiểm toán viên... Họ nằm trong biên chế nhà nước, hưởng lương từ ngân sách và đến tuổi, họ phải về hưu.
Viên chức là những người được ký hợp đồng để cung cấp dịch vụ công cho người dân: giáo viên các trường công, nhân viên y tế các bệnh viện công, nhân viên dịch vụ xã hội... Họ không nằm trong biên chế nhà nước, nhưng hưởng lương từ ngân sách, nghỉ hưu theo tuổi hưu được luật định cho mọi người lao động.
Có người sẽ hỏi, vậy nguồn nhân lực của các đảng, đoàn thể sẽ được phân định ra sao theo chuẩn mực này? Đó là một phần của xã hội chứ không phải là một phần của nhà nước, nên các quy chuẩn về nguồn lực công sẽ không được áp dụng cho các đảng và đoàn thể.
Tuy nhiên, đảng cầm quyền luôn luôn có hầu hết các thành viên ban lãnh đạo trúng cử và trở thành các chính khách. Những chính khách này là nguồn nhân lực công quan trọng nhất. Vì vậy, tất nhiên, họ hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Những thành viên chuyên trách khác của đảng cầm quyền vẫn phải hưởng lương từ đảng phí và quỹ của đảng.
Với một khuôn khổ khái niệm như trên, chính sách lập pháp về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời đối với các viên chức đang được đưa ra tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ - Công chức, Luật Viên chức là hoàn toàn hợp lý và phản ánh đúng tinh thần hội nhập. Chính sách này một mặt tạo áp lực cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như tinh thần phục vụ của viên chức.
Việc áp dụng chế độ hợp đồng đối với các viên chức còn làm cho nguồn nhân lực của đất nước được luân chuyển dễ dàng hơn giữa khu vực công và tư. Nhờ đó, việc sử dụng nhân lực của quốc gia cũng hợp lý và hiệu quả hơn.
"Cháy nhà vạ lây", với tinh thần "thừa thắng xông lên", nhiều người, kể cả một số đại biểu Quốc hội đang đề xuất là bỏ luôn cả chế độ biên chế đối với các công chức. Sự hăng hái này rất đáng quý. Tuy nhiên, hăng hái quá đà không phải bao giờ cũng có ích. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao hầu hết các nước trên thế giới đều giữ chế độ biên chế cho các công chức của họ.
Một là, công chức đại diện cho quyền lực công. Thuế vụ, cảnh sát, kiểm lâm, hải quan... là các cơ quan quyền lực công. Họ có quyền áp đặt sự tuân thủ pháp luật đối với bất kỳ ai, kể cả các chính khách. Người có quyền áp đặt sự tuân thủ chỉ chính danh khi đại diện cho các cơ quan, chứ không phải là làm hợp đồng cho các cơ quan này.
Hai là, công chức là bộ nhớ thể chế và là lực lượng vận hành thể chế. Người ta có thể ký hợp đồng thuê người sửa chữa vòi nước cho tòa Nhà Quốc hội chứ không thể ký hợp đồng thuê người vận hành quy trình, thủ tục của Quốc hội.
Hơn thế nữa, các chính khách đều đến rồi đi sau mỗi lần bầu cử, nhưng năng lực tổ chức một phiên họp quốc hội, một phiên họp chính phủ như thế nào cho hiệu quả vẫn cần phải được bảo tồn. Đó là năng lực nội tại chứ không phải là thứ có thể mua được ở trên thị trường. Làm sao có thể bảo tồn năng lực này, nếu các công chức cũng làm theo hợp đồng và luân chuyển thường xuyên?
Ba là, nhà nước luôn luôn phải cạnh tranh với khu vực tư để thu hút người tài. Tuy nhiên, trả lương cao không phải là ưu thế của nhà nước. Với nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật, đơn giản là nhà nước không thể cạnh tranh được với tư nhân trong việc trả lương. Chính vì vậy, biên chế là một ưu thế cần phải được tận dụng. Biên chế tạo ra sự ổn định nên có thể bù đắp lại bởi mức lương thấp hơn.
Công bằng mà nói, sự nhũng nhiễu và kém hiệu năng của các công chức đang là vấn đề rất lớn của xã hội ta. Rất tiếc, bỏ hoàn toàn mọi loại "biên chế" không phải là phản ứng chính sách phù hợp ở đây. Cải cách thi tuyển, áp đặt kỷ luật và đạo đức công vụ có vẻ là những giải pháp hợp lý hơn.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Biên chế suốt đờiTheo tìm hiểu, đám cưới trên diễn ra vào ngày 21/1 tại huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) với hai cặp đôi: Nguyễn Văn Thụ (31 tuổi) và Thu Hường (23 tuổi, quê Vĩnh Phúc) và Nguyễn Văn Hậu (28 tuổi) và Phương Thảo (22 tuổi, quê Phú Thọ).
Gia đình chú rể có 9 người con, gồm 8 trai và một gái. Anh Thụ là con trai thứ 8, còn Hậu là con trai út. Những người anh lớn đều đã lập gia đình.
Anh Thụ cho biết khi tính đến chuyện kết hôn, hai anh em muốn tạo một điều đặc biệt. Họ nói với gia đình sẽ tổ chức đám cưới cùng một ngày để mẹ đỡ vất vả.
Nghe các con đề xuất ý tưởng, bà Phạm Thị Dung (70 tuổi) ban đầu phản đối, nói theo quan niệm "hai anh em không cưới chung một ngày như vậy".
Trên thực tế, việc hai anh em hoặc hai chị em tổ chức đám cưới cùng năm hoặc cùng ngày là rất hy hữu. Phong tục của người Việt cho rằng, đôi cưới sau sẽ bị mất lộc và cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
"Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, tôi nghĩ quan niệm này dần bị xóa bỏ bởi không có chứng minh khoa học cụ thể. Chúng tôi đã thuyết phục và được mẹ đồng ý", anh Thụ nói.
Đại gia đình bắt đầu lên kế hoạch và chuẩn bị đám cưới suốt 3 tháng. Hậu nói mẹ chỉ cần mời khách, 9 anh chị em trong nhà sẽ chia nhau lo toan các công đoạn khác.
Trước đó, đám hỏi của hai anh em được tổ chức riêng. Từng cặp đôi chụp ảnh cưới và gửi thiệp mời riêng, nhưng đều dặn dò quan khách về tiệc cưới chung của hai anh em.
Đám cưới của họ đón khoảng 300-400 khách, tổng chi phí cỗ bàn dao động khoảng 400 triệu đồng. Đa phần khách mời đều bày tỏ ngạc nhiên, nói lần đầu thấy đám cưới đôi.
"Các thủ tục diễn ra bình thường như những đám cưới khác, khác là chúng tôi chuẩn bị chu đáo hơn", người em cho hay.
Căn giờ đón dâu
Do khoảng cách địa lý khác biệt của nhà gái, hai anh em phải căn giờ đón dâu. Từ Phú Thọ xuống Vĩnh Phúc khoảng một tiếng rưỡi, anh Thụ đi từ 5h30. Hậu lấy vợ cùng quê, xuất phát sau đó 3 tiếng. Hai anh em hẹn nhau gói gọn các thủ tục, đúng 10h có mặt ở cổng làng.
"Đón dâu về, các trưởng đoàn yêu cầu tôi vào trước, em trai đi sau. Nhưng chúng tôi không đồng ý, quyết định để hai cô dâu xuống xe và bước chân vào nhà cùng lúc, sau này hai chị em đỡ cảm thấy thiệt thòi", anh Thụ nói.
Anh Thụ và vợ đều công tác trong ngành tuyển dụng, yêu nhau gần 2 năm. Còn chú rể Nguyễn Hậu và cô dâu Phương Thảo quen biết và yêu nhau gần 5 năm, nhờ cùng làm việc trong ngành du lịch ở Lào Cai.
Bộ ảnh cưới kết tinh tình yêu của hai cặp đôi do anh Nguyễn Anh Đức (28 tuổi, sống tại thị xã Phú Thọ) thực hiện. Anh Đức cho biết đây là lần đầu nhận lời chụp đám cưới đôi nên hơi bất ngờ.
"Quá trình tác nghiệp không quá khó khăn, tôi cố gắng chụp nhanh hơn và nhiều hơn để bắt trọn từng khoảnh khắc của 4 người", nhiếp ảnh gia nói.
Anh Đức cho hay, khách mời rất vui vẻ và chịu khó nán lại sân khấu chụp ảnh lần lượt với từng cặp đôi. Buổi chụp kéo dài hơn bình thường, nhưng là trải nghiệm thú vị với nhiếp ảnh gia.
Hai anh em Phú Thọ chia sẻ hình ảnh đám cưới lên mạng xã hội, không ngờ nhận được nhiều lời chúc mừng từ cộng đồng mạng.
Anh Thụ tự hào về sự đoàn kết của các anh chị em trong gia đình đã làm nên một đám cưới đặc biệt và ý nghĩa. "Tôi vui khi đám cưới của hai anh em được nhiều người biết đến", Hậu nói.
Theo Dân Trí